TextHead TextBody

[ThemThanhCong]

Giỏ hàng
0912152752 Zalo 1
Về đầu trang
Trang chủ Tin tức

Biến đổi khí hậu đã tác động khắp Việt Nam

Ngày đăng 11/10/2010

Thời tiết diễn biến khôn lường, phức tạp, song nhiều người còn thờ ơ cho rằng tác động của biến đổi khí hậu còn lâu mới chạm đến chúng ta, giáo sư Đặng Hùng Võ cảnh báo.

Dưới đây là nội dung trao đổi giữa ông Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về tác động của điều kiện thời tiết khắc nghiệt vừa qua, và yêu cầu cần cảnh giác hơn với biến đổi khí hậu.

- Ông có cho rằng thủy điện là một nguyên nhân khiến lũ lớn vừa qua ở miền Trung?

- Có 2 yếu tố khiến tình trạng mưa lớn dồn dập, tạo bão thường xuyên trong thời gian vừa qua. Trong đó nguyên nhân chính là do BĐKH, còn tác động của con người chỉ là một yếu tố khiến lũ càng thêm mạnh. Ví dụ, nếu rừng không bị tàn phá, lượng nước về chậm hơn. Nhưng do tàn phá rừng, lượng nước đổ về nhanh và mạnh hơn. Hoặc nếu điều tiết xả lũ tốt sẽ hạn chế dòng chảy nước lũ.

Có tác động của hai yếu tố, thiên tai và nhân tai, sức phá hoại lũ lụt mạnh hơn.

- Cụ thể hơn, việc xả lũ từ các nhà máy thủy điện Sông Hinh, sông Ba Hạ gây tác động như thế nào?

Công tác quy hoạch nói chung, mà cụ thể là quy hoạch mạng lưới thủy điện hiện nay chưa tốt. Khi tiếp nhận và cho phép dự án đầu tư, chúng ta chưa nhìn thấy cái ngữ cảnh ở trạng thái cực đại. Đó là tác động của lũ từ tự nhiên và đợt xả lũ từ các nhà máy thủy điện để bảo vệ đập. Như thế, trong trạng thái lũ đã mạnh một sẽ tăng sức tàn phá lên gấp hai đến ba lần.

Việc phát triển thủy điện vừa và nhỏ rất có ý nghĩa, tận dụng lượng nước ở các nơi giải quyết vấn đề năng lượng. Quan trọng nhất là tính toán sao cho không xảy ra cộng hưởng về nước xả lũ từ hồ thủy điện đồng thời với lũ tự nhiên. Bài toán cộng hưởng này phải nằm trong bài toán quy hoạch chung.

Mưa lớn, lũ lụt vừa rồi ở Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ mới đây đang là minh chứng rõ nhất. Các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ thủy điện xả lũ cùng một lúc với nước lũ tự nhiên về tạo thành cường độ lũ to hơn nhiều và người dân chịu đựng quá sức của mình.

- Nghĩa là Việt Nam chưa có quy hoạch hay nghiên cứu về tính cộng hưởng của lũ trong quá trình tính toán xây dựng các nhà máy thủy điện?

- Để lập quy hoạch mạng lưới thủy điện vừa và nhỏ tại một khu vực, cần tiến hành thiết lập hệ thống thông tin địa lý chi tiết thông báo chính xác khu vực ấy, sau đó săp xếp các nhà máy thủy điện vào hệ thống thông tin địa lý. Đưa ra bài toán phân tích lũ giả định như: hồ này xả ra một lượng nước, hồ kia xả ra một lượng nước thì lũ cộng hưởng ra sao. Từ đây, mới biết sắp đặt nhà máy thủy điện, và khi nào có thể xả lũ.

Tại Việt Nam, tôi tin chắc 100% không làm điều này. Chúng ta xem xét nhiều mặt trong quy hoạch nhưng ở góc độ khác như tận dụng nước về mùa lũ thế nào, có tàn phá gì về môi trường hay không, liệu có gây tổn hại gì đến thiên nhiên, đa dạng sinh học…chứ không phải từ góc độ thảm họa về lũ có thể gây ra, hay vấn đề cộng hưởng nước lũ cũng chưa được xem xét tới.

- Như vậy, liệu có nên bỏ việc xây dựng các nhà máy thủy điện hiện nay không?

- Xung quanh vấn đề thủy điện các nhà khoa học thế giới đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng nó là năng lượng sạch, không phát thải. Cũng có người nói, những chất thải dưới lòng hồ thông qua phân hủy cây cối thực vật còn gây hại nhiều hơn nhiệt điện, gây hiệu ứng nhà kính lớn, nên đừng nói thủy điện là năng lượng sạch. Vì vậy, nhiều nước khuyến cao không nên làm thủy điện.

Ở Việt Nam, nên nhìn nhận thêm để có kế hoạch tổng thể, cần nghiên cứu kỹ lưỡng, xem xét tác động xấu của thủy điện tới phát triển đất nước, vùng nào nên xây thủy điện, vùng nào không, phát triển thủy điện đi đôi với bền vững, hiệu quả thủy điện nên làm ở nơi nào, xem xét thủy điện đóng góp bao nhiêu phần trăm để giải quyết vấn đề năng lượng.

- Thời gian gần đây, Việt Nam đối diện với nhiều biến động dữ dội của thời tiết. Điều này có liên quan như thế nào đến tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu?

- Vấn đề BĐKH, Việt nam đã nghĩ tới nhưng chưa thật sâu sắc. Nhiều người nghĩ BĐKH chỉ là nước biển dâng. Thậm chí, còn tỏ ra chủ quan, thờ ơ là mỗi năm nước dâng lên 1cm thì còn lâu mới đến “nhà ta”; rồi những dự báo mãi đến 2050 mới tác động đến ĐBSCL. Đó đều là những luồng tư duy coi thường BĐKH.

Trên thực tế thì khác hẳn, BĐKH đã tác động khắp nơi ở nước ta. Đó là sự bất thường và cường độ ngày càng lớn về bão lũ, là thủy triều bị thay đổi chế độ làm cho TP.HCM ứ nước sông, gây ngập lụt. Bắc Trung Bộ vừa lụt, Nam Trung Bộ lại lụt. Nguy cơ dự báo Trung Trung Bộ cũng đang bị đe dọa bởi mưa lớn trong thời gian tới. Trong lịch sử từ trước tới nay, hiện tượng lũ lớn và liên tục ít xảy ra. Những năm trước, tại khu vực miền Trung, mỗi năm chỉ một đến hai tỉnh bị ngập nặng như Huế hay Đà Nẵng. Nhưng đến thời điểm hiện nay, bão hình thành nhiều, liên tục cùng sức tàn phá lớn hơn khắp miền Trung. Tình trạng hạn hán kéo ở dài chưa từng có ở miền Bắc vừa qua. Tất cả là hệ quả của BĐKH.

- Đang có nhiều ý kiến cho rằng cần thay đổi kịch bản BĐKH ở Việt Nam?

Đúng là vậy. Thời tiết đang diễn biến phức tạp, khôn lường, và nhanh hơn cái chúng ta dự kiến. Như đã nói ở trên, ai cũng nghĩ những điều dự đoán sẽ chưa đến, nhưng thực tế thì những dấu hiệu của BĐKH đã đến rất nhanh và mạnh. Tôi Theo thông tin từ Trung tâm KTTV, đợt lũ còn chưa chấm dứt hẳn trong năm nay mà còn tiếp tục nữa. Lúc này Việt Nam cần có hành động chung với thế giới, đưa ra những giải pháp để thích nghi giảm thiếu tác động BĐKH.

- Về lâu dài, theo ông, cần làm gì để giảm nhẹ thiên tai?

BĐKH xảy ra ngoài ý muốn chúng ta. Những bất thường về mưa, chế độ mưa, bão rất khó chống lại, mà chỉ có thể ngĩ đến phương án giảm thiểu mà thôi.

Cụ thể, muốn chống lại phải đi từ việc phát thải khí nhà kính, vận động trên toàn cầu về phát triển công nghiệp nhưng không gây hại, nhưng điều này đòi hỏi thời gian dài.

Đồng thời, con người cần học cách thích nghi, làm mọi việc tốt nhất trong phạm vi có thể làm như quy hoạch hồ thủy điện thủy lợi hợp lý, xả lũ theo trình tự thống nhất để đừng làm dòng nước cộng hưởng với nhau, không chặt phá rừng, lũ sẽ về chậm hơn. Cần có ý tưởng phòng tránh cao nhất tác động của lũ.

Ngoài ra, có thể đào hồ chứa dọc đường để chứa lũ, tránh cường độ lũ quá mạnh đến dân cư, hoặc bố trí hồ thủy điện thủy lợi có thể trữ được nước. Một biện pháp khoa học nữa, nhưng yêu cầu đầu tư lớn hơn, đó là xây dựng các trạm thông báo về lũ, luồng, phân tích địa hình lũ hay đi theo đường nào.
Đỗ khắc luân

Bài viết khác
Cấy chỉ và những tác dụng nhiều người chưa biết đến

Cấy chỉ và những tác dụng nhiều người chưa biết đến

Tìm hiểu thêm
Căng chỉ collagen có an toàn không? Có nên làm đẹp bằng phương pháp cấy chỉ căng da mặt?

Căng chỉ collagen có an toàn không? Có nên làm đẹp bằng phương pháp cấy chỉ căng da mặt?

Căng chỉ collagen được xem là giải pháp trẻ hóa toàn diện. Chỉ có thể giúp chúng ta xóa bỏ dấu hiệu chùng nhão trên da một cách thần kỳ bao gồm cả lão hóa ngoại sinh và nội sinh.

Tìm hiểu thêm
Điều trị béo phì bằng phương pháp cấy chỉ đông y

Điều trị béo phì bằng phương pháp cấy chỉ đông y

Tìm hiểu thêm
GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Phương pháp cấy chỉ từ lâu đã là 1 phương pháp được ứng dụng vào điều trị bệnh, ngày nay phương pháp cấy chỉ được Bộ y tế phân tuyến danh mục kỹ thuật thuộc chuyên khoa y học cổ truyền. Dựa trên nguyên lý sử dụng hệ thống huyệt Đông y châm cứu, kết hợp với chỉ y khoa tự tiêu để đưa vào huyệt đạo của hệ kinh lạc trên cơ thể. Tạo nên những kích thích lâu dài trên huyệt, qua đó tạo tác dụng điều trị như châm cứu nhưng hiệu quả lâu dài hơn.

Tìm hiểu thêm
CẤY CHỈ VÀ CHÂM CỨU KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO ?

CẤY CHỈ VÀ CHÂM CỨU KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO ?

Cấy chỉ  và châm cứu có sự khác nhau như thế nào? Hiện nay, 2 phương pháp này vẫn còn bị nhiều người nhầm lẫn, bởi cả 2 phương pháp đều sử dụng kim châm để tạo ra các kích thích tại huyệt đạo . Đây đều là hai phương pháp trị liệu kích thích vật lý và hoàn toàn tự nhiên, không cần phẫu thuật. Chính vì vậy, điều này đã khiến cho rất nhiều người có sự nhầm lẫn về bản chất của hai phương pháp trên. Bài viết với mục đích sẽ đem lại các thông tin cần thiết nhằm cho người đọc có thể hiểu rõ hơn về hai phương pháp này.

Tìm hiểu thêm
101 điều bạn chưa biết về miếng dán Silicone

101 điều bạn chưa biết về miếng dán Silicone

Bạn biết gì về silicone? Bạn có biết rằng silicone là tiêu chuẩn vàng để điều trị sẹo? Còn về vai trò của nó trong các sản phẩm trị sẹo?

Tìm hiểu thêm
Bộ trưởng Y tế phát động tập thể dục giữa giờ tại lễ khai mạc tuần phim Y tế

Bộ trưởng Y tế phát động tập thể dục giữa giờ tại lễ khai mạc tuần phim Y tế

Khi dự khai mạc "Những ngày phim Y tế Việt Nam 2019", Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng các đại biểu đã tập thể dục 3 phút.

Tìm hiểu thêm
Bộ Y tế khẳng định bệnh tả lợn châu Phi không gây bệnh trên người

Bộ Y tế khẳng định bệnh tả lợn châu Phi không gây bệnh trên người

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khẳng định, bệnh tả lợn châu Phi không gây bệnh trên người, do đó, người dân cần bình tĩnh, không nên hoang mang tẩy chay tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh.

Tìm hiểu thêm
Lần đầu tiên tại châu Á: Bệnh viện Nhân Dân 115 mổ u não thành công bằng robot

Lần đầu tiên tại châu Á: Bệnh viện Nhân Dân 115 mổ u não thành công bằng robot

Ca phẫu thuật thần kinh, sọ não bằng hệ thống robot được diễn ra ngày 15-2 vừa qua do ThS, BS Chu Tấn Sĩ, Trưởng khoa Ngoại thần kinh đảm trách cùng ê-kíp của bệnh viện và có sự hỗ trợ từ GS Amin Kassam - Phó chủ tịch Viện phát triển thần kinh Aurora (Mỹ).

Tìm hiểu thêm
Công nghệ 4.0 và cuộc chuyển mình của ngành y tế

Công nghệ 4.0 và cuộc chuyển mình của ngành y tế

Năm 2018, ngành y tế đã có những bước đột phá trong ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lý quỹ bảo hiểm y tế, hoàn thành việc kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân, quản lý hệ thống tiêm chủng cá nhân…

Tìm hiểu thêm
Previous
Next